Làm gì khi cơn giận bùng nổ?

Giận dữ là một cảm xúc rất bình thường, lành mạnh mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu chúng mình để cơn giận chi phối bản thân rồi trút những bực dọc đó lên mọi người xung quanh thì nó không còn lành mạnh nữa. Để không vô tình biến mình thành "quả boom nổ chậm", chúng ta nên làm gì khi “cơn giận bùng nổ”?


Tại sao chúng mình cần quản lý cơn giận?

Tránh những tổn thương thể chất

Khi tức giận, chúng mình có một số phản ứng thể chất như: máu dồn lên đầu, mắt mở to ra, cơ thể nóng lên và hơi thở trở nên gấp gáp. Những phản ứng này thể hiện rằng trước khi tâm trí chúng mình kịp suy nghĩ sẽ phải làm gì thì cơ thể đã tự ý chuẩn bị “chiến đấu” với đối phương.

Vì thế, nếu như phó mặc cho cảm xúc, chúng mình sẽ có xu hướng “nâng âm lượng” lên, cự cãi, đáp trả hay tệ hơn là lao vào một cuộc ẩu đả.

Tránh làm tổn thương mối quan hệ

 “Bạn bè gì mà đối xử với nhau như thế chứ?” Khi cãi vã, bạo lực xảy ra, chúng không những để lại tổn thương về thể chất mà còn để lại những “vết sẹo” trong mối quan hệ bạn bè. Trong cơn bực dọc đó, ai cũng cảm thấy mình mới là người có lý. Chúng mình sẽ không hiểu được tâm trạng của nhau và có nguy cơ “say bye” luôn mối quan hệ bạn bè.

Nên làm gì khi "cơn giận bùng nổ"?

1. Rời xa khỏi nơi tức giận

Khi cơn giận bùng nổ, cách nhanh nhất để làm dịu nó là đi chỗ khác. Việc không nhìn thấy người/sự vật gây ra cơn giận sẽ khiến bạn dễ bình tĩnh hơn. Từ đây, hạn chế khả năng xảy ra những cuộc ẩu đả, xô xát.


2. Làm cho bản thân bình tĩnh lại

Hít thở, đếm nhịp sâu: Nếu bạn để những suy nghĩ như “điên thật, không thể nào nhịn được!” cất thành lời thì cơn giận sẽ thật sự bùng nổ đấy, hãy mím miệng lại, không nói gì cả và hít một hơi thật sâu. Làm đầu óc của bạn bận rộn bằng những con số thay vì những suy nghĩ “hằn học”. Đếm từ 1 – 10, sau đó nhắc lại từ đầu. Vừa đếm vừa tưởng tượng các chữ số với kích thước lớn dần.

Tự nói chuyện: Sau đó, bạn có thể tự "lẩm nhẩm" trò chuyện, động viên chính mình

Vẽ ra trong đầu phong cảnh dễ chịu: Bạn cũng có thể vẽ ra trong đầu một bức tranh phong cảnh dễ chịu và tưởng tượng mình đang ở đó. Hãy sắp xếp bức tranh của bạn, quyết định xem đó sẽ là bãi biển hay mỏm núi, hoàng hôn hay bình minh,…Những chi tiết nhỏ này sẽ di dời sự chú ý của bạn, giúp bạn từ từ lấy lại bình tĩnh.


Tác giả: Psygital
Áp lực học tập Căng thẳng Kỹ năng sống Mối quan hệ

© Tâm lý học đường - Công ty TNHH TT - TV & ĐT Ý Tưởng Việt. All rights reserved.

Sử dụng Cookies

Trang web này sử dụng cookie để đảm bảo bạn có trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi.

Sử dụng Cookies

Chúng tôi sử dụng cookies. Bằng cách truy cập vào trang web, bạn đã đồng ý sử dụng cookies theo Chính sách bảo mật của chúng tôi.

Hầu hết các trang web tương tác sử dụng cookies để cho phép chúng tôi truy xuất thông tin người dùng cho mỗi lần truy cập. Cookies được sử dụng bởi trang web của chúng tôi để kích hoạt các chức năng của một số khu vực nhất định, để làm cho việc truy cập trang web của chúng tôi dễ dàng hơn đối với người sử dụng. Một số đối tác liên kết/quảng cáo của chúng tôi cũng có thể sử dụng cookies.

Quyền riêng tư

Thông tin cá nhân của học sinh hoàn toàn được giữ riêng tư. Mọi thông tin như họ và tên, trường, lớp và mật khẩu đăng nhập của học sinh được lưu trữ hoàn toàn trên thiết bị của học sinh và hoàn toàn không gửi về máy chủ.

Chuyên viên tư vấn cũng không biết được thông tin của học sinh nêu học sinh không cung cấp thông tin, học sinh có quyền ẩn danh khi tư vấn trực tuyến với chuyên gia.

Bảo mật tuyệt đối

Mật khẩu mà học sinh thay đổi chỉ có tác dụng bảo mật đoạn hội thoại của học sinh với chuyên gia tư vấn.

Sau khi thay đổi, mật khẩu nguyên thuỷ sẽ mất hiệu lực trên thiết bị truy cập. Dù vẫn có thể đăng nhập ở thiết bị khác, nhưng không xem được đoạn tin nhắn với chuyên gia.