7 Cách giảm Stress mà các bạn học sinh nên biết


Stress hay căng thẳng gần như đã trở thành một phần trong đời sống của các bạn học sinh, nhất là mỗi mùa thi cử. Stress không hoàn toàn là điều tồi tệ, thế nhưng, nếu không có phương pháp quản lý, Stress có thể gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và đời sống cảm xúc của tụi mình. Cùng Psygital tìm hiểu 7 cách giảm Stress hiệu quả dành cho các bạn học sinh nhé!



1. Tập luyện thể dục, thể thao

Một trong những cách để giảm Stress hiệu quả đó là tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày. Tập thể dục không chỉ giúp bạn nâng cao thể lực, hạn chế nguy cơ mắc bệnh mà còn có tác dụng cải thiện tinh thần.

Nếu bạn không có quá nhiều thời gian thì mỗi ngày bạn có thể dành ra từ 15 – 20 phút để tập một số bài tập đơn giản như giãn cơ, chạy bộ… Bạn không cần phải tập quá nhiều động tác phức tạp mà chỉ cần lựa chọn những động tác phù hợp với thể trạng của mình. Những lúc rảnh rỗi, bạn có thể tham gia những môn thể thao mình thích như bơi lội, võ thuật, bóng rổ…


2. Nghe nhạc để giảm Stress

Nghe nhạc cũng là một cách để giảm Stress cho học sinh. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra có thể mang lại hiệu quả cao. Thông thường, sau những giờ học căng thẳng và mệt mỏi, các bạn trẻ sẽ nghe nhạc, xem phim… để thư giãn đầu óc. 

Bạn có thể nghe bất cứ bài hát nào mà bạn yêu thích, hoặc cũng có thể lựa chọn thể loại nhạc nhẹ nhàng để tinh thần được thoải mái. Lưu ý tránh những dòng nhạc buồn nếu bạn đang ở trong trạng thái không tốt. Điều đó chỉ khiến bạn cảm thấy tệ hơn.


3. Chế độ, dinh dưỡng hợp lý

Để giảm Stress một cách có hiệu quả thì việc xây dựng một chế độ ăn lành mạnh và khoa học là vô cùng quan trọng. Nhiều học sinh vì dành quá nhiều thời gian cho việc học mà thường xuyên bỏ bữa, ăn qua loa, ăn không đủ chất. Lâu dần, điều này sẽ làm cho sức khỏe dễ bị suy kiệt, mệt mỏi, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Để giảm thiểu tình trạng Stress cũng như nâng cao hiệu suất học tập và làm việc, bạn cần ăn đủ bữa trong ngày, tuyệt đối không bỏ bữa sáng, ăn nhiều rau xanh và trái cây, đồng thời kết hợp đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể.


4. Đừng ôm nhiều thứ vào người

Học tập là cả một hành trình lâu dài chứ không phải ngày một ngày hai. Đôi khi chỉ vì chạy theo thành tích trên lớp, vì sự kỳ vọng của gia đình, thầy cô mà bạn bắt ép bản thân phải thật xuất sắc. Bạn học bài một cách dồn dập, học từ trung tâm này đến lớp học thêm nọ mà không có thời gian để nghỉ ngơi. Cuối cùng sức khỏe bị ảnh hưởng và chất lượng học tập giảm sút.

Không phải lúc nào học quá nhiều kiến thức cũng mang lại hiệu quả cao. Điều quan trọng là bạn biết áp dụng phương pháp học như thế nào cho đúng. Nếu ôm đồm quá nhiều thứ, cố gắng nhồi nhét kiến thức vào não bộ chỉ trong một thời gian ngắn thì có thể khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng và lo âu.


5. Giải tỏa tâm sự

Có một cách để giảm Stress cho học sinh cũng vô cùng hiệu quả, đó là bạn hãy tâm sự với người thân, gia đình, bạn bè, hay bất cứ ai mà bạn cảm thấy tin tưởng. Thay vì giấu kín cảm xúc lo âu, buồn chán của bản thân, thì bạn hãy thử mở lòng nhiều hơn. 

Hãy thoải mái chia sẻ cảm xúc thực sự của mình, rằng bạn cảm thấy vui vẻ hay chán nản, có động lực học tập hay không, cảm thấy mệt mỏi như thế nào… Việc được lắng nghe sẽ giúp bạn cải thiện tinh thần của mình.


6. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là cách để não bộ phục hồi và cấu trúc những thông tin, kiến thức bạn đã nạp vào trong suốt một ngày dài.

Vì vậy, nếu bạn ngủ không đủ giấc thì cơ thể sẽ thường xuyên ở trạng thái lờ đờ, uể oải. Điều này sẽ vô tình ảnh hưởng xấu đến não bộ, hệ thống thần kinh, khiến bạn luôn cảm thấy chán nản, tiêu cực và mất đi động lực để học tập.


7. Thay đổi lịch học, thời gian biểu phù hợp

Một trong những cách để giảm Stress cho học sinh mà chúng ta cũng nên chú trọng là sắp xếp thời gian biểu khoa học và hợp lý. Như đã nói ở trên, học nhồi nhét quá nhiều kiến thức không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả cao. Bạn cần phải biết bố trí thời gian cho từng môn học, lên kế hoạch và sắp xếp những công việc cần làm theo thứ tự ưu tiên. Đối với những môn có bài kiểm tra thì nên dành nhiều thời gian hơn các môn khác để ôn thi, làm bài tập… 


Nguồn: Psygital

Biên tập: Nguyễn Việt Anh

Áp lực học tập Căng thẳng

© Tâm lý học đường - Công ty TNHH TT - TV & ĐT Ý Tưởng Việt. All rights reserved.

Sử dụng Cookies

Trang web này sử dụng cookie để đảm bảo bạn có trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi.

Sử dụng Cookies

Chúng tôi sử dụng cookies. Bằng cách truy cập vào trang web, bạn đã đồng ý sử dụng cookies theo Chính sách bảo mật của chúng tôi.

Hầu hết các trang web tương tác sử dụng cookies để cho phép chúng tôi truy xuất thông tin người dùng cho mỗi lần truy cập. Cookies được sử dụng bởi trang web của chúng tôi để kích hoạt các chức năng của một số khu vực nhất định, để làm cho việc truy cập trang web của chúng tôi dễ dàng hơn đối với người sử dụng. Một số đối tác liên kết/quảng cáo của chúng tôi cũng có thể sử dụng cookies.

Quyền riêng tư

Thông tin cá nhân của học sinh hoàn toàn được giữ riêng tư. Mọi thông tin như họ và tên, trường, lớp và mật khẩu đăng nhập của học sinh được lưu trữ hoàn toàn trên thiết bị của học sinh và hoàn toàn không gửi về máy chủ.

Chuyên viên tư vấn cũng không biết được thông tin của học sinh nêu học sinh không cung cấp thông tin, học sinh có quyền ẩn danh khi tư vấn trực tuyến với chuyên gia.

Bảo mật tuyệt đối

Mật khẩu mà học sinh thay đổi chỉ có tác dụng bảo mật đoạn hội thoại của học sinh với chuyên gia tư vấn.

Sau khi thay đổi, mật khẩu nguyên thuỷ sẽ mất hiệu lực trên thiết bị truy cập. Dù vẫn có thể đăng nhập ở thiết bị khác, nhưng không xem được đoạn tin nhắn với chuyên gia.