Trang chủ

Cyberbullying – Bắt nạt trực tuyến, làm sao để vượt qua?



Cyberbullying – Bắt nạt trực tuyến, làm sao để vượt qua?


Nạn nhân của bắt nạt trực tuyến phải gánh chịu những điều gì?

Nạn nhân của Cyberbullying thường phải gánh chịu những hậu quả  nặng nề về mặt tinh thần. Phần lớn các nạn nhân đều thừa nhận họ bị trầm cảm nặng và nghiêm trọng hơn, không ít trường hợp đã tìm đến cái chết. 

Theo tổ chức UNICEF, khi bắt nạt xảy ra trực tuyến, bạn có thể cảm thấy như thể bạn đang bị tấn công ở khắp mọi nơi, ngay cả trong nhà riêng của bạn. Có vẻ như không có lối thoát. Các tác động có thể kéo dài một thời gian dài và ảnh hưởng đến một người theo nhiều cách:

  • Về mặt tinh thần - cảm thấy khó chịu, xấu hổ, ngu ngốc, thậm chí tức giận
  • Về mặt tình cảm - cảm thấy xấu hổ hoặc mất hứng thú với những điều bạn yêu thích
  • Về thể chất - mệt mỏi (mất ngủ) hoặc gặp các triệu chứng như đau bụng và đau đầu

Thay vì tìm cách giải quyết, nạn nhân của Cyberbullying thường tự mình chịu đựng những cảm xúc tiêu cực. Dần dần, những cảm xúc này làm mất đi tâm lý lạc quan, thoải mái, vui vẻ và thay vào đó là sự chán chường, bi quan. Nếu không được cải thiện, nạn nhân của Cyberbullying có thể bị stress, rối loạn lo âu, hoảng loạn và thậm chí là trầm cảm.

Ngoài ra, các hành vi bắt nạt trên mạng cũng khiến cho danh dự, nhân phẩm của nạn nhân bị bôi nhọ. Bên cạnh đó, các tin nhắn mạo danh, hình ảnh giả mạo cũng khiến cho nạn nhân vướng vào nhiều rắc rối và thậm chí có thể phải liên quan đến luật pháp.

Những thông tin giả mạo, sai lệch trên các nền tảng mạng xã hội có thể khiến nạn nhân có nguy cơ bị đuổi học, mất việc nếu không được giải quyết một cách rõ ràng. Ngày nay, sự lan truyền thông tin nhanh chóng trên mạng xã hội đã khiến cho nhiều người phải đối mặt với vấn đề rắc rối do các hành vi của đối tượng xấu. Nặng nề nhất, nạn nhân có thể thực hiện hành vi tự hại, tự sát để chứng minh bản thân trong sạch và giải thoát bản thân khỏi những lời bàn tán của tất cả mọi người.

Tại Việt Nam, các bạn trẻ cho rằng trách nhiệm của họ là chấm dứt nạn bất nạt trên mạng trong khi 30% tin rằng đó là nhiệm vụ của chính phủ. Tuy nhiên, 21% người được hỏi cho biết họ từng là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến và hầu hết (75%) không biết về đường dây trợ giúp hoặc dịch vụ mà họ có thể sử dụng nếu họ là nạn nhân của Cyberbullying.


Phải làm gì để vượt qua khi bạn là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến?

Khác với đe dọa trực tiếp, nạn nhân bị đe dọa qua mạng có thể không chia sẻ với mọi người vấn đề mà mình đang gặp phải. Hơn nữa vì không có tổn thương về mặt thể chất nên những người xung quanh cũng rất khó phát hiện.

Tự mình đối mặt với vấn đề này thực sự không phải là cách hay. Thay vào đó, bạn có thể vượt qua Cyberbullying thông qua một số biện pháp sau:

1. Thông báo với gia đình, nhà trường

Nếu là nạn nhân của Cyberbullying, nên thông báo với gia đình để được chia sẻ và động viên. Khi có chỗ dựa tinh thần, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và có đủ sức mạnh để đương đầu với những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, những người có kinh nghiệm trong gia đình như bố mẹ, anh chị sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích để bạn có thể vượt qua tình trạng này.

Trong trường hợp bị đe dọa từ các confession của trường hoặc nhận biết đối tượng bắt nạt mình là học sinh, sinh viên cùng trường, bạn nên làm đơn trình bày lên GVCN, trưởng khoa hoặc ban giám hiệu. Trước khi làm đơn, nên lưu lại các bằng chứng cho thấy đối tượng xấu chủ đích thực hiện những hành vi nhằm công kích, bôi nhọ danh dự của bạn.

Với kẻ xấu, việc thỏa hiệp không phải là lựa chọn thông minh. Bởi đây sẽ là cơ hội để những hành vi này xảy ra tương tự với người khác. Để tránh những hành vi đe dọa bị đẩy đi quá xa, bạn nên chia sẻ với gia đình và thông báo với nhà trường trong thời gian sớm nhất.

2. Chặn tài khoản, báo cáo bài viết

Nếu không rõ đối tượng thực hiện các hành vi đe dọa trên mạng, bạn có thể báo cáo bài viết và chặn tài khoản của đối tượng này. Hiện nay, các nền tảng mạng xã hội đã đưa ra những quy định nghiêm ngặt để  giữ môi trường mạng văn minh. Các bài đăng với nội dung sai lệch, đe dọa, xúc phạm người khác sẽ bị xóa hoặc yêu cầu chỉnh sửa sau khi bị báo cáo.

Để tránh đối tượng xấu sử dụng hình ảnh, thông tin của bản thân, bạn nên chỉnh lại quyền riêng tư của các bài đăng hoặc ẩn hoàn toàn các nội dung này. Rất nhiều đối tượng cố tình ghép ảnh, clip để bôi nhọ danh dự của người khác. Sau đó, yêu cầu một khoản tiền hoặc yêu cầu nạn nhân thực hiện hành vi theo ý muốn.

3. Trình báo cơ quan chức năng

Trong trường hợp đối tượng này có các hành vi với tính chất nghiêm trọng, bạn nên làm đơn trình báo lên cơ quan chức năng. Khi làm đơn, nên thu thập những bằng chứng cho thấy các hành vi đe dọa của đối phương. Ngoài ra, bạn cũng nên cung cấp thông tin về tài khoản của đối tượng xấu để các cơ quan chức năng tìm kiếm được thông tin cá nhân, vị trí của đối tượng.

Trình báo với cơ quan chức năng là cách để bạn tự bảo vệ chính mình và ngăn chặn các hành vi này tiếp diễn tương tự với người khác. Ngay khi có tin nhắn đe dọa từ đối tượng xấu, bạn nên trình báo ngay với công an để tránh đối tượng tiếp tục có những hành vi nghiêm trọng hơn.

Bắt nạt trực tuyến gây ra nhiều ảnh hưởng về tâm lý, thể chất và làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, khi tham gia các nền tảng mạng xã hội, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để tránh khỏi những phiền toái này. Ngoài ra, gia đình cũng cần có sự quan tâm để kịp thời phát hiện con trẻ là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến.



Nguồn: Psygital

Cảm xúc Tin tức

© Tâm lý học đường - Công ty TNHH TT - TV & ĐT Ý Tưởng Việt. All rights reserved.

Sử dụng Cookies

Trang web này sử dụng cookie để đảm bảo bạn có trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi.

Sử dụng Cookies

Chúng tôi sử dụng cookies. Bằng cách truy cập vào trang web, bạn đã đồng ý sử dụng cookies theo Chính sách bảo mật của chúng tôi.

Hầu hết các trang web tương tác sử dụng cookies để cho phép chúng tôi truy xuất thông tin người dùng cho mỗi lần truy cập. Cookies được sử dụng bởi trang web của chúng tôi để kích hoạt các chức năng của một số khu vực nhất định, để làm cho việc truy cập trang web của chúng tôi dễ dàng hơn đối với người sử dụng. Một số đối tác liên kết/quảng cáo của chúng tôi cũng có thể sử dụng cookies.

Quyền riêng tư

Thông tin cá nhân của học sinh hoàn toàn được giữ riêng tư. Mọi thông tin như họ và tên, trường, lớp và mật khẩu đăng nhập của học sinh được lưu trữ hoàn toàn trên thiết bị của học sinh và hoàn toàn không gửi về máy chủ.

Chuyên viên tư vấn cũng không biết được thông tin của học sinh nêu học sinh không cung cấp thông tin, học sinh có quyền ẩn danh khi tư vấn trực tuyến với chuyên gia.

Bảo mật tuyệt đối

Mật khẩu mà học sinh thay đổi chỉ có tác dụng bảo mật đoạn hội thoại của học sinh với chuyên gia tư vấn.

Sau khi thay đổi, mật khẩu nguyên thuỷ sẽ mất hiệu lực trên thiết bị truy cập. Dù vẫn có thể đăng nhập ở thiết bị khác, nhưng không xem được đoạn tin nhắn với chuyên gia.