Trang chủ

Liệu pháp "la hét" khi xem phim kinh dị lại rất tốt cho sức khỏe tinh thần



Cuộc sống luôn biết cách cho ta những "cú tát" uy tín nhất vào mặt. Hằng ngày, có đến cả núi công việc mà ta cần giải quyết, nhưng đôi khi ta không đủ sức để gánh vác nó. Có lẽ ai ai cũng có một mối lo, một vấn đề khó giải quyết, chúng đem đến cho ta nhiều cảm xúc xấu như: đau buồn, tức giận, lo lắng, thất vọng hay nhiều lúc ta trở nên vô định và trống rỗng.



Mỗi khi tức giận bạn sẽ làm gì? Quyết định dồn nén nó vào trong hay mặc kệ sự đời rồi hét lên cho cả thế giới biết? Nếu bạn chọn việc giải tỏa chúng ra bên ngoài thì bạn đã có một sự lựa chọn đúng đắn để tự cứu mình bởi "sự xâm lược" của hội chứng Rối loạn lo âu rồi.

Theo Hiệp hội Lo âu và Trầm cảm Hoa Kỳ (Anxiety and Depression Association of America), họ cho rằng rối loạn lo âu là bệnh tâm thần phổ biến nhất ở đất nước này. Có 40 triệu người trưởng thành đối mặt với chứng rối loạn lo âu mỗi năm. Chính vì vậy mà các phương pháp giúp chữa lành hội chứng này luôn được phát triển và làm mới liên tục. Gần đây có một liệu pháp đang được sử dụng rộng rãi có tên gọi là "Scream Therapy".

Giải tỏa căng thẳng với liệu pháp la hét "Scream Therapy"

Đúng như tên gọi, những gì bạn cần làm chính là lấy một hơi thật sâu, hét thật to, thật rõ để "bung" hết những nỗi niềm đang ghì bạn xuống. 

Được phát hiện bởi Tiến sĩ Arthur Janov, "liệu pháp la hét" hướng đến việc sử dụng toàn bộ năng lượng mà bạn có để tìm ra một lối thoát cho cảm xúc. Về cơ bản, tất cả chúng ta sinh ra đều có nhu cầu riêng. Nhưng khi những nhu cầu cơ bản này không được đáp ứng, đứa trẻ bên trong chúng ta sẽ bị tổn thương. Khi tổn thương đó đủ lớn, nó sẽ in sâu vào tiềm thức của chúng ta và rồi tạo ra nỗi đau tồn đọng.

Chuyên gia tâm lý Zoë Aston cho biết: khi la hét, não chúng ta sẽ tạo ra một phản ứng tương tự như lúc tập thể dục - Dopamine (hormone hạnh phúc) và Endorphin (có tác dụng như thuốc giảm đau) sẽ tiết ra. Bên cạnh đó, "Scream Therapy" cũng có thể giúp giải phóng sự tích tụ của hormone căng thẳng Cortisol.

Điều thú vị là "la hét" ở đây không phải chỉ là hét to một cách lố bịch, ta có thể thở dài "Urggggg", "Haizzzz" hay thậm chí là chỉ hét lên trong lòng. Vào tháng 7 năm trước, công viên giải trí Fuji-Q Highland gần Tokyo đã khuyến khích du khách trên tàu lượn "hãy hét lên bên trong trái tim của bạn" (vì COVID-19). Nhanh chóng, cụm từ này đã được phổ biến trên nhiều phương tiện truyền thông xã hội vì nó mô tả hoàn hảo về tâm trạng chung của năm nay: đau buồn và mất mát.

"Scream Therapy" và phim kinh dị: Cặp đôi hoàn hảo phóng túng những cảm xúc tiêu cực

La hét giúp chúng ta thoải mái nhưng sẽ gây khó chịu với những người nghe thấy nó. Chính vì vậy, ta chỉ nên hét to lúc ở nhà hoặc khi ngồi trên hàng ghế "tận hưởng" phim kinh dị. Những bộ phim kinh dị thường cho ta trải nghiệm đáng sợ, hồi hộp, căng thẳng nhưng dù có sợ đến đâu, chúng ta đều biết mình vẫn đang an toàn ở trong một không gian quen thuộc và xung quanh ta đều có những "đồng minh" cùng chiến tuyến.

Những con quái vật trên màn ảnh đưa chúng ta đến những tình huống căng thẳng đến mức ngộp thở nhưng thật lạ là ta đều bị "ghiền" cảm giác ấy. Khi chúng ta có cảm giác bị kích thích hay căng thẳng, Aldrenaline sẽ tiết ra nhằm chống chọi với những thứ xấu xa ấy. Từ những trải nghiệm trên chiếc TV, chúng ta sẽ rút ra được "hành trang" để khỏi phải "bỡ ngỡ" khi trời xui đất khiến mà lâm vào phải tình cảnh tương tự như trong phim. Điều này nói nôm na là giống liệu pháp "mang thai hộ" vậy.

Theo Business Insider, vào tháng 5 năm 2020, trong thời kỳ cao điểm của dịch COVID-19, doanh số bán những mặt hàng kinh dị trên ứng dụng phim kỹ thuật số Movies Anywhere đã tăng 194% so với tháng 5 trước đó. Vào thời điểm mà thế giới đang phải đối mặt với nỗi kinh hoàng của chính nó, khán giả vẫn tìm đến một thể loại kinh hoàng khác để giải thoát bản thân mình.

Quả nhiên là vậy, không có gì lạ khi mọi người bị lôi cuốn vào những bộ phim kinh dị ly kỳ trong thời điểm căng thẳng cao độ. Phim kinh dị buộc bạn phải tập trung hết công lực để thưởng thức, tâm trí bạn sẽ không còn quay cuồng với những tác nhân gây căng thẳng ở bên ngoài nữa. Sắp tới, hãy thử chọn một bộ phim đáng sợ nào đó, chuẩn bị bắp rang và rủ rê hội bạn thân "la hét" hết ga xem nhé!



Nguồn: Thương hiệu & Pháp luật

Cảm xúc Căng thẳng Stress

© Tâm lý học đường - Công ty TNHH TT - TV & ĐT Ý Tưởng Việt. All rights reserved.

Sử dụng Cookies

Trang web này sử dụng cookie để đảm bảo bạn có trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi.

Sử dụng Cookies

Chúng tôi sử dụng cookies. Bằng cách truy cập vào trang web, bạn đã đồng ý sử dụng cookies theo Chính sách bảo mật của chúng tôi.

Hầu hết các trang web tương tác sử dụng cookies để cho phép chúng tôi truy xuất thông tin người dùng cho mỗi lần truy cập. Cookies được sử dụng bởi trang web của chúng tôi để kích hoạt các chức năng của một số khu vực nhất định, để làm cho việc truy cập trang web của chúng tôi dễ dàng hơn đối với người sử dụng. Một số đối tác liên kết/quảng cáo của chúng tôi cũng có thể sử dụng cookies.

Quyền riêng tư

Thông tin cá nhân của học sinh hoàn toàn được giữ riêng tư. Mọi thông tin như họ và tên, trường, lớp và mật khẩu đăng nhập của học sinh được lưu trữ hoàn toàn trên thiết bị của học sinh và hoàn toàn không gửi về máy chủ.

Chuyên viên tư vấn cũng không biết được thông tin của học sinh nêu học sinh không cung cấp thông tin, học sinh có quyền ẩn danh khi tư vấn trực tuyến với chuyên gia.

Bảo mật tuyệt đối

Mật khẩu mà học sinh thay đổi chỉ có tác dụng bảo mật đoạn hội thoại của học sinh với chuyên gia tư vấn.

Sau khi thay đổi, mật khẩu nguyên thuỷ sẽ mất hiệu lực trên thiết bị truy cập. Dù vẫn có thể đăng nhập ở thiết bị khác, nhưng không xem được đoạn tin nhắn với chuyên gia.